Chuyển đến nội dung chính

Bạn biết gì về Stress?

Bạn đã bao giờ được bố mẹ đặt tất cả kỳ vọng vào mình nhưng rồi sau đó bạn nhìn thấy sự thất vọng hiện rõ trên khuôn mặt của họ?
Bạn gặp phải vấn đề về chuyện học tập, tình cảm cá nhân tuổi mới lớn, mối quan hệ với thầy cô, bạn bè?
Bạn nhận ra rằng bản thân mình thật vô dụng, không có ích lợi gì cho xã hội này?
Và rồi, bạn dần dần rơi vào bế tắc, bạn cảm thấy khó khăn, lo lắng và mất phương hướng. Bạn bắt đầu khép kín, không muốn chia sẻ với ai.
Bạn biết không, còn rất nhiều những bạn học sinh khác cũng đang gặp phải trường hợp như bạn trong đó có mình nữa, chúng ta đang bị “Stress”.
Kết quả hình ảnh cho stress
Chúng ta đang bị stress
Những lúc như vậy, bạn ơi đừng buông xuôi bản thân mặc kệ cho stress đang dần dần hủy hoại bản thân mình. Chúng ta phải mạnh mẽ vượt qua nó, chúng ta sẽ tìm hiểu về stress. Ông bà ta có câu: "biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng". Chính vì vậy, muốn chiến thắng stress, trước tiên chúng ta phải hiểu rõ về nó.


Vậy Stress có những biểu hiện nào?
1.  Cơ thể:
  • Mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, đổ mồ hôi, khó chịu. 
  •  Không ngủ được hoặc ngủ rẩ nhiều.
  • Ăn không ngon, ăn nhiều lên hoặc không muốn ăn
2. Trí tuệ:
  • Khả năng tập trung thấp, khó tiếp thu.
  • Trí nhớ giảm, hay quên, tiếp nhận và giải quyết vấn đề chậm, xử lí thông tin kém.
3. Cảm xúc  
  • Hay có cảm giác lo lắng, dễ nổi nóng, hồi hộp, mất phương hướng, dễ bị tổn thương.
  • chán nản, sợ hãi, lừa dối cảm xúc của bản thân, có suy nghĩ tiêu cực.
  • Có cảm giác tất cả nổ lực của bản thân là công cốc, không được công nhận.
4. Hành vi
  • Ít tham gia các hoạt động, ngại tiếp xúc với mọi người.
  • Làm nhiều việc cùng một lúc khiến bản thân bận rộn, không có kế hoạch thời gian rõ ràng
  • Hạn chế gặp gỡ, tiếp xúc với người thân, bạn bè


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

STRESS TỪ ĐÂU MÀ XUẤT HIỆN??? 1. Bạn bè: ü   Gặp áp lực từ mối quan hệ với bạn   bè, xích mích, ü   Ganh tị với người khác, bị bạn bè thường xuyên chê bai, so sánh. ü   Bạo lực học đường, bị cô lập và bạn bè xa lánh, không chơi chung ü   Tổn thương bởi những lời vô tâm từ bạn bè . Áp lực đến từ bạn bè ở trường 2. Nhà trường ü   Thầy cô giáo thiếu sự chia sẻ và quan tâm đến đời sống, cảm xúc của học sinh. ü    Áp lực từ bài tập, điểm số, thứ hạng thi đua trong lớp ü    Chương trình học nặng, học thêm, áp lực thi cử. ü    Có sự phân biệt đối xử giữa các học sinh. Lo lắng về điểm số, kết quả học tập làm bạn stress 3. Gia đình   ü   Đặt áp lực cho con, muốn con mình đạt  được nhiều thành tích ( nhất lớp, điểm cao,..).       ü   Thiếu sự quan tâm cần thiết hoặc quản thúc quá chặt.       ü   Áp đặt con cái phải theo ý kiến cha mẹ, không cho con có quyền tự lựa chọn.       ü   La mắng, đánh đập mỗi khi con bị điểm kém hoặc thành tích học tập sa sút.