Chuyển đến nội dung chính
STRESS TỪ ĐÂU MÀ XUẤT HIỆN???

1. Bạn bè:
ü  Gặp áp lực từ mối quan hệ với bạn  bè, xích mích,
ü  Ganh tị với người khác, bị bạn bè thường xuyên chê bai, so sánh.
ü  Bạo lực học đường, bị cô lập và bạn bè xa lánh, không chơi chung
ü  Tổn thương bởi những lời vô tâm từ bạn bè.
Hình ảnh có liên quan
Áp lực đến từ bạn bè ở trường
2. Nhà trường
ü  Thầy cô giáo thiếu sự chia sẻ và quan tâm đến đời sống, cảm xúc của học sinh.
ü  Áp lực từ bài tập, điểm số, thứ hạng thi đua trong lớp
ü  Chương trình học nặng, học thêm, áp lực thi cử.
ü  Có sự phân biệt đối xử giữa các học sinh.
Hình ảnh có liên quan
Lo lắng về điểm số, kết quả học tập làm bạn stress
3. Gia đình
  ü  Đặt áp lực cho con, muốn con mình đạt được nhiều thành tích ( nhất lớp, điểm cao,..).
     ü  Thiếu sự quan tâm cần thiết hoặc quản thúc quá chặt.
     ü  Áp đặt con cái phải theo ý kiến cha mẹ, không cho con có quyền tự lựa chọn.
     ü  La mắng, đánh đập mỗi khi con bị điểm kém hoặc thành tích học tập sa sút.
     ü  Dạy cho con cái những tư tưởng không khách quan, không đúng với chuẩn mực xã hội.
     ü  Mối quan hệ của bố mẹ (li hôn, cãi vã,..) trong gia đình không được tốt, nhà có có hoàn cảnh khó khăn.

Hình ảnh có liên quan
Suốt ngày chứng kiến gia đình cãi nhau con cái sẽ dễ bị stress
4. Xã hội
ü  Giáo dục tập trung nhiều lý thuyết, chương trình nặng, thiếu thực hành
ü  Chưa phân luồng nghề nghiệp, xu hướng nghề nghiệp theo ngành hot
ü  Hình thức thi tuyển thay đổi liên tục làm học sinh không kịp thích nghi 

*Cá nhân học sinh
ü  Học sinh nhận thức chưa rõ ràng, đặt ra yêu cầu quá cao so với khả năng thực tế, có tham vọng quá lớn, vượt quá sức bản thân sau đó bị thất vọng, hụt hẫng, chán nản.  (Ví dụ: chọn các trường đại học tiêu chuẩn quá cao, vượt khả năng)
ü  Mất kiến thức căn bản, kĩ năng ở một lĩnh vực (toán, hóa,..) mà không được giúp đỡ, hỗ trợ kịp thời làm không theo kịp chương trình, gây chán nản, khó chịu trong lòng, muốn bỏ luôn môn học đó.
ü  Những học sinh có đời sống nội tâm, không muốn chia sẻ cảm xúc của bản thân, những áp lực từ nhà trường, bạn bè, kết quả học tập sẽ dẫn đến stress.
ü  Không biết cách giải tỏa, nói chyện ra sao, để rồi kìm nén trong lòng gây ra những hậu quả tiêu cực.



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bạn biết gì về Stress?

Bạn đã bao giờ được bố mẹ đặt tất cả kỳ vọng vào mình nhưng rồi sau đó bạn nhìn thấy sự thất vọng hiện rõ trên khuôn mặt của họ? Bạn gặp phải vấn đề về chuyện học tập, tình cảm cá nhân tuổi mới lớn, mối quan hệ với thầy cô, bạn bè? Bạn nhận ra rằng bản thân mình thật vô dụng, không có ích lợi gì cho xã hội này? Và rồi, bạn dần dần rơi vào bế tắc, bạn cảm thấy khó khăn, lo lắng và mất phương hướng. Bạn bắt đầu khép kín, không muốn chia sẻ với ai. Bạn biết không, còn rất nhiều những bạn học sinh khác cũng đang gặp phải trường hợp như bạn trong đó có mình nữa, chúng ta đang bị “Stress”. Chúng ta đang bị stress Những lúc như vậy, bạn ơi đừng buông xuôi bản thân mặc kệ cho stress đang dần dần hủy hoại bản thân mình. Chúng ta phải mạnh mẽ vượt qua nó, chúng ta sẽ tìm hiểu về stress. Ông bà ta có câu: "biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng". Chính vì vậy, muốn chiến thắng stress, trước tiên chúng ta phải hiểu rõ về nó. Vậy Stress có những biểu hiện nào? 1.  Cơ